Đà Lạt vốn được mệnh danh là thành phố núi ngàn hoa, ở vị trí khó có thể bị ngập lụt. Thế nhưng, nhiều ngày gần đây Đà Lạt ghi nhận tình trạng ngập lụt nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Cụ thể vào chiều ngày 1-9 cơn mưa kéo dài một tiếng, đã khiến nhiều đoạn đường Đà Lạt chìm trong biển nước, mặc dù phạm vi ngập không lớn. Vậy nguyên nhân do đâu mà Đà Lạt đột nhiên bị ngập. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau: Sau mưa Đà Lạt ngập lụt – Nguyên nhân do đâu?

Tình trạng ngập lụt ở Đà Lạt
Sau trận mưa lớn chiều 1/9, nhiều nơi ở Đà Lạt (Lâm Đồng) bị ngập, có nơi ngập gần một mét. Nước từ thượng nguồn sông Cam Ly đổ về trung tâm Đà Lạt và tràn ra đường Phan Đình Phùng, Trương Văn Hoan, Tô Ngọc Vân, Cách Mạng Tháng 8 … Có nơi, nước tràn vào nhà, vườn làm hư hỏng đồ đạc, thiết bị điện tử hoa màu, gây nhiều thiệt hại về của.
Do trời mưa to, nước thượng nguồn sông Cam Ly đổ về quá nhanh khiến người dân không kịp phản ứng, nước tràn vào nhà, đồ đạc như tủ lạnh, máy giặt bị hư hỏng. Xe máy, ô tô cũng không tránh khỏi số phận bị chết máy hư hỏng giữa đường. Trên đường bắt gặp nhiều khung cảnh người dân đang dắt xe giữa biển nước, hay cả gia đình đang dùng gáo múc bớt nước ra khỏi nhà. Khách du lịch vào thời điểm dịp lễ cũng ngán ngẩm trước khung cảnh này.
Những năm trước ở Đà Lạt cũng có tình trang ngập lụt nhẹ thế nhưng không nhiều và nặng như hiện tại. Từ những năm 2020 trở lại đây, lượng mưa ở Đà Lạt ngày càng lớn, mực nước dâng cao khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Trước đây, thành phố cũng có mưa, nhưng chỉ ở một số khu vực trũng thấp hoặc gần suối, còn hiện nay các tuyến đường nội thành đều bị ngập.

Xem thêm tại: Những tiềm năng khi mua đất vùng ven Đà Lạt
Nguyên nhân gây ngập lụt ở Đà Lạt
Biến đổi khí hậu, nhà kính, đô thị hóa là nguyên nhân gây ra lượng mưa và lũ lụt hiện nay.
Biến đổi khí hậu
Hiện tại quanh thành phố Đà Lạt mộng mơ lúc giữa trưa cũng lờ mờ thấy sương mù giăng trên bầu trời, nhưng thực chất nó là khói bụi cộng với sương mù. Việc khai thác triệt để tiềm năng du lịch đã khiến TP. Đà Lạt bị đô thị hóa nhanh chóng. Khói bụi cùng các chất thải công nghiệp thải ra quá nhiều khiến khí hậu Đà Lạt dần bị biến đổi, đây là nguyên nhân chính khiến lượng mưa tại thành phố mộng mơ ngày càng tăng.
Xây dựng nhà kính quá nhiều
Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tổng diện tích đất sử dụng để sản xuất rau hoa của Đà Lạt khoảng 18.000ha nhưng xây dựng đến 10.000ha nhà kính. Khu vực nhà kính tập trung chủ yếu dọc suối Cam Ly như Thái Phiên, Chi Lăng, Mê Linh. Có nghĩa là những khu vực có nhà kính thì khi mưa xuống nước không thể thấm xuống đất. Lượng nước lớn không thấm được đổ ra suối khiến nước dâng cao đột ngột tạo ra lũ và ngập lụt.
Đô thị hóa
Do tốc độ đô thị hóa nhanh, Đà Lạt không còn nhiều diện tích đất thay vào đó là bê tông, đường nhựa, xi măng. Việc xây dựng quá nhiều nhà, dự án, khu đô thị mà bỏ qua việc quan tâm đến hệ thống thoát nước đã gây ngập lụt. Không những thế diện tích rừng tại Đà Lạt đang dần biến mất. Sau 20 năm từ năm 2002 diện tích rừng ở trung tâm Đà Lạt đã giảm hơn 200.000 ha, hiện tại mỗi năm trung bình Đà Lạt mất 10.000ha diện tích rừng cho việc xây dựng các công trình.
Hiện tại, Đà Lạt đang đối mặt với việc mưa thì có lũ, nắng thì kiệt nước. Chất lượng đất nông nghiệp ngày càng suy giảm mạnh.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết: Sau mưa Đà Lạt đột nhiên ngập lụt – Nguyên nhân do đâu?