Có nên mua đất không có đường đi không? Đất không có đường đi trong thực tế là có, mà hầu như ở đâu ta cũng bắt gặp tình trạng này. Đi kèm theo đó là những khúc mắc, tranh chấp diễn ra rất nhiều, do không nắm rõ quy định của pháp luật. Vậy làm sao để giải quyết? Hãy cùng Lahaland tìm hiểu ngay sau đây.
Đất không có đường đi là gì
Là phần đất nằm bao bọc bởi các bất động sản khác, mà tại đó lối đi rất hạn hẹp hoặc không đủ để di chuyển, hay thậm chí là không có lối đi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, lợi ích của các hộ dân cư sống xung quanh đó.
Có nên mua đất không có đường đi

Giá thành những miếng đất thường rất rẻ, và sẽ có không ít người xem đây là một món hời. Nhưng thực tế không phải vậy. Hầu hết các chuyên gia đều khuyên rằng không nên xuống tiền mua đất không có đường đi. Bởi vì sao?
Thứ nhất, đất không có đường đi sẽ gây bất tiện trong sinh hoạt. Nếu nhờ hàng xóm hoặc lấn thêm vài tấc đất thì chắc chắn rằng sẽ có tranh cãi kiện tụng không đáng. Giải pháp là bạn phải bỏ thêm tiền để mua thêm phần đất của hàng xóm để làm lối đi, vừa tốn kém vừa mất thời gian cho pháp lý.
Thứ hai, vẫn là vấn đề tiền. Bạn tốn tiền mua thêm đất, lại tốn tiền làm đường, mướn nhân công, mua nguyên vật liệu…. Bạn tưởng mua đất rẻ là hời, nhưng thật ra bạn đang rước “cục tức” vào người.
Xem thêm
Nếu mua đất không có đường đi thì phải làm gì
Việc một mảnh đất bị bao vây bởi các bất động sản khác, và không có lối đi ra đường đi chung đang diễn ra rất nhiều. Để giải quyết triệt để vấn đề này, pháp luật quy định rõ quyền về lối đi qua của bất động sản vây bọc tại điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản pháp luật liên quan. Theo đó, “chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.”
Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
Cũng tại điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ:
“…Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù…”
Điều kiện để được hưởng quyền về lối đi qua

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định chủ sở hữu của bất động sản hưởng quyền sẽ có quyền về lối đi qua bất động sản liền kề khi không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có thể thấy trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất, bất động sản bị vây bọc trước nay vẫn có lối ra vào dù nhỏ. Tuy nhiên, do sự kiện mới xuất hiện như xảy ra sạt lở hoặc sụp đổ công trình làm bít một phần lối đi đó khiến cho con người, xe cộ không thể ra vào, hoặc
Thứ hai, bất động sản bị vây bọc trước là nhà ở nhưng này được cho thuê làm nhà kho bến bãi, xe tải cần có lối ra vào mà lối đi vốn có – thì không đủ độ rộng. Đây là những trường hợp lối đi cũ vẫn tồn tại nhưng không đủ để đáp ứng mục đích mà nó được lập ra nên chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có thể yêu cầu một lối đi qua bất động sản khác để thuận tiện cho việc ra vào bất động sản của mình.
Nhu vậy, Lahaland đã giải đáp toàn bộ thắc mắc về việc có nên mua đất không có đường đi hay không. Trong hiện trạng quy hoạch ngày nay, trường hợp này đã ít đi, nhưng không phải là không có. Việc trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật giúp bạn có những quyết định sáng suốt.